Thời học sinh oanh liệt
– Tôi không ngờ giữa Nguyên và Thảo Dương cũng có nhiều sở thích và sở trưởng giống nhau như vậy, thật lạ cứ như thể họ là hai chị em. Tôi cứ ngỡ là sẽ không bao giờ gặp một người thứ 2 như thế. – Nhưng tại sao với Dương anh lại dám ngỏ lời còn Nguyên lại không? – Vì cậu quá giỏi! Và cũng có lẽ là do tôi sĩ diện, mình học chung với người ta từ cấp một đến hết cấp 2 còn không đi xa hơn được gì và cũng vì chuyện này mà tôi và thằng bạn thân đã từng có những xích mích không hay chỉ vì cô gái đó. Thành ra tôi muốn dừng lại, làm bạn vẫn tốt hơn dù rằng cách nghĩ đó chỉ là bào chữa – tôi xuề xòa nói một cách chân thực nhất. – Hihi! – Em cười có lẽ vì tôi ngây ngô quá chăng – sao cô cười? – Sao khi ấy anh không nghĩ tới chuyện Nguyên cũng có ý với mình, sao chưa gì đã dừng lại. – À thì… cũng có lúc tôi nghĩ như thế. – Là khi nào?
Tôi nhìn vẻ tò mò của Nhi rồi nhớ lại. – Đó chỉ là suy nghĩ của tôi thôi, cuối cấp 2 lớp 9, có lẽ tôi sẽ không quên, vì đó là lần đầu tiên tôi nhận ra trên đời này không ai hoàn hảo cả. Chỉ do mình đã suy nghĩ tích cực quá thôi – tôi học kém, giờ kiểm tra ai ngồi gần tôi là xem như xui, chả hiểu sao năm đó tôi lại được xếp ngồi gần Nguyên trong buổi thi môn Công Nghệ. Khó hiểu là tôi trúng tủ, câu nào tôi cũng làm được hết, khó hiểu hơn khi giờ làm bài dần kết thúc, tôi nhận ra có ai đó giật áo sau mình, còn ai khác ngoài Nguyên:), Cậu ấy hỏi bài tôi, tôi không dám tin là học sinh giỏi của trường lại cầu cứu mình. Thế đấy! (Nói thật là khi đó ẻm đáng thương mà đang yêu vô cùng).
– Chỉ vậy thôi hở? – Tôi chưa kể hết mà:). Trước giờ mỗi khi chỉ bài hay cho ai copy, tôi không có khái niệm lý do tại sao người copy không học bài, chỉ là giúp nhau thôi. Thế vậy mà khi dẫn xe đạp ra đến cổng thì tôi nhìn thấy Nguyên đã đứng chờ ở ngoài từ khi nào rồi. – Nguyên chắc muốn cảm ơn anh đó hi. – Không! Câu ấy giải thích – giải thích rằng tối bận làm thơ dán báo tường cho đoàn thành ra không kịp học bài, lớp tôi đa số không ai biết làm thơ cả. – Và… – Và sao? – Nguyên nói cảm ơn rồi về – chưa khi nào tôi và cậu ấy nói chuyện trong bầu không khí khó xử như thế cả, vì trước giờ tôi nói chuyện với Nguyên không gì khác ngoài xoay quanh những con số, tiếng anh… trong giờ truy bài… – Vậy nếu Nguyên đồng ý. Anh sẽ đáp ứng mọi thứ hay những vật chất mà con gái chúng tôi muốn chứ. – Đừng nói vậy. Trước khi biết Nguyên tôi không có gì, tôi chỉ là học sinh:). Hay cả sau này vào đại học cũng vậy, tôi cũng chẳng có gì hết. Nhưng nếu chuyện đó xảy ra, sau này! Nguyên hay là người nào đó thích tôi thật lòng, chỉ cần là trong tầm với của mình, tôi sẽ nỗ lực kiếm tiền, mua cho người yêu mình thứ cô ấy thích. Thế thôi…
Tôi nghe thấy tiếng thở dài của em, con bé không nhìn tôi mà chỉ đan tay hướng mắt về phía đám trẻ con đang nghịch cát.
– Thành à… tôi nghĩ ngày đó không ai thích anh cũng là có lý do đấy:). – Nhưng nếu Nguyên khi đó biết được những gì anh nói với tôi bây giờ… chắc chắn sẽ rất thích anh… – Cô nghĩ vậy sao? – Ừ – hắn cười với tôi rạng rỡ rồi lại vuốt tóc lên mang tai tiếp tục hướng ánh mắt về phía đám trẻ con…
Tôi xoa đầu, chạm nhẹ lên mái tóc của Nhi, nhỏ hơi bất ngờ, tôi mỉm cười nói – tôi có cảm giác như cô già trước tuổi vậy…
– Hở… – Ý tôi là giống bà tám ấy:), Thích hóng chuyện – nói vui vậy thôi! Nhưng Nhi này… tôi cảm thấy cô rất hiểu người khác, vậy bản thân cô có hiểu chính mình hay cô có bao giờ đòi hỏi ai đó điều gì ngoài gia đình mình không.
Nhi lắc đầu bó gối tựa cằm có vẻ như vẫn chưa có câu trả lời – bản thân tôi ngay cả tôi cũng không hiểu, ngay cả mẹ tôi cũng có khi không hiểu con gái mình nghĩ gì mà, anh Huy và Bố nữa, hai người cũng thấy sợ khi thấy tôi quá ít nói và có gì đó thay đổi quá nhiều, còn đòi hỏi ai đó… ai đó ư? Mà ai đó là ai? – Em hỏi ngược lại tôi.
– À thì giả sử… là tôi xem – tôi đủng đỉnh nói… – Là anh? Hi! Tôi đòi hỏi gì anh sẽ đáp ứng cho tôi sao?:) – Tôi còn yêu đời lắm, vì vậy nếu là anh thì tôi sẽ đòi hỏi rất nhiều đấy… – Tôi…
Đòi hỏi gì à?
Vặn nhỏ lại điều hòa, tôi kéo ghế lại ngồi cạnh giường nhỏ. Trông con bé ngủ ngon giấc thật, tự dưng trong đầu tôi lại tự nói với cô gái đang ngủ trước mặt mình, có thể chỉ khi Nhi không thể nghe thấy thì tôi mới dám nói những điều mà mình không thể nói thành lời – thật sự trước giờ tôi chưa thấy khi nào cô nói nhiều đến cái chết nhiều như thế, bên kia thế giới có gì? Là vòng lặp luân hồi sao? Hay là địa ngục để trả giá cho cái ác, hay chỉ đơn giản là kết thúc một kiếp sống về với cát bụi. Chắc cô nghĩ về điều này nhiều lắm đúng không? – Sao mà cô trả lời được! Ngủ say thế mà – chi ít cho người ta chút hy vọng, cho người được sống biết mình còn rất may mắn – tôi biết tại sao cô luôn hỏi tôi về Nguyên, hay ngay cả Nụ và cả Dương, vì họ đặc biệt đúng không? Những người quá đặc biệt, tốt hay xấu thì họ vẫn sẽ là tâm điểm của người ngoài. Người ngoài ghen tị, họ ngưỡng mộ nhưng cũng sẽ có rất nhiều kẻ ghét, ruồng bỏ, họ có nỗi khổ tâm riêng. Còn với những người bình thường không nổi bật, tôi cũng vậy! Trước đây một kẻ bình thường!
– Và giờ cũng vậy! Chìm trong vạn người, một mảnh ghép bé nhỏ của xã hội, thực tình tôi cũng không đòi hỏi bản thân hay người khác điều gì cả. Tôi chỉ muốn bình yên! Những người đặc biệt hẳn cũng muốn như thế. – Trời cũng phải tối, người cũng sẽ đi, tôi hiểu cảm giác cô đơn, nếu cô sợ hãi cái chết! Tôi cũng không biết mình có thể giúp cô được gì, nhưng nếu có thể đòi hỏi ở tôi, chi bằng để tôi giúp cô một đoạn.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: https://truyensexngan.net
Một chuyến về quê.
Gia đình bên nội của Nụ làm buôn bán nhỏ lẻ, giờ ở nhà đa phần người trẻ đã đi làm ở thành phố và xuất khẩu lao động kèm theo đó là lập gia đình ở chỗ mình làm việc nơi xa, chỉ có mấy khi giỗ, tết, hoặc kỳ nghỉ dài mới có thể về.
Trước nhà là sạp tạp hóa nhỏ, nghe Nụ kể ngày trước ở đây gia đình em ngoài bán tạp hóa còn chuyên bán sách, truyện thiếu Nhi và cả cho thuê băng phim, đĩa ca nhạc, vì do công nghệ đã phát triển quá nhanh, đám trẻ cũng không còn đi thuê băng đĩa hay không còn thích đọc truyện nữa, khi ấy tiền ăn học của bố Nụ phụ thuộc vào cửa hàng này và tiền trợ cấp của nhà nước. Còn bây giờ, một phần mảnh đất ngoài đã giải tỏa, khoảng tiền đền bù từ nhà nước cũng đủ để gia đình kinh doanh. Một cửa hàng nhỏ, ông nội của Nụ là người rất thích đọc sách, từ khi những cửa hàng, những nhà sách mọc lên thì không một ai đến đây mua sách nữa, không nỡ bỏ dù sách đã cũ, bán đồng nát cũng chẳng bao, chi bằng giữ lại như kỷ niệm, đồng thời tiếp nhận mua và sửa sách cũ đã hỏng gáy.
Tiết trời như dịu đi, tôi và em ngồi thong thả dưới gốc cây lớn xem chiều rớt nắng, mọi thứ ở đây dường như bình yên hơn, không ồn ào như Sài Gòn, không 3G, wifi hay facebook.
Gió thổi nhẹ khiến đầu óc tôi như bay bổng trống trơn, em tựa vai tôi, ăn kẹo mút, đôi chân em như tinh nghịch không ngừng đong đưa dưới thềm cỏ xanh, cả hai đứa không nói câu gì, im lặng cùng nhìn ra xa.
– Dạo này anh hơi lạ nha! – Đâu có… – Hay nhớ ai? – Anh xin em đấy, có ai đâu, Nhưng mà sao em lại hỏi anh vậy? – Nhi nói em phải để ý anh nhiều vào…
Em đánh thùm thụp lên vai tôi trách yêu…
Tiếng trống tan học của một ngôi trường cấp 2 không xa vang lên, vậy là đã hơn 5h chiều, ngày ở đây lâu tối thật.
Tôi dắt xe đạp cùng em tạm bước khỏi khoảng đất gồ ghề tiến ra phía đường phẳng hơn.
Tiếng hò ố cười đùa của đám học sinh nam nữ ồn ào chạy ngang qua chúng tôi, có chút gì đó hoài niệm, thời quần tây áo sơ mi trắng đeo khăn quàng đỏ.
Có tiếng cười khúc khích từ lũ con gái, chúng như hiếu kỳ vừa đạp xe quay lại nhìn tôi và Nụ…
– Ai vậy chúng mày, nhìn lạ hoắc – giọng của một đứa con gái. – Chắc từ thành phố về huyện chơi đó, nhìn cách ăn mặc là biết.
Đúng là có chút gì đó thú hút, thỉnh thoảng lại có vài đứa học sinh nhìn hai đứa tôi, đạp xe mà cứ bị tò mò hoài, điều này khiến tôi hơi bực mình, tính vượt qua đám nhóc cho bõ ghét thì bỗng Nụ ngồi từ sau như hiểu ý khẽ bấu nhẹ vào tay tôi khẽ lắc đầu ra chiều không đồng tình – khờ ơi! Đường nhỏ như vậy đi nhanh nguy hiểm lắm, kệ đi anh.
Gia đình người bác của Nụ có truyền thống nấu rượu lâu đời. Bảo sao tửu lượng của bố em cao vậy, có lần tôi thử uống một chút rượu của bác em mà đã nghe đầu óc như quay cuồng, mới uống có ít vậy đã say rồi sao?:) Lý do cũng đơn giản là đây là rượu nguyên chất, chưa phân độ nặng nhẹ theo từng nồng độ, thành ra tôi mới chỉ một ngụm nhỏ đã chóng mặt, mà công nhận rượu ngon mà công đoạn nguyên liệu đến nấu rượu dài và kỳ công thật.
Trong nhà chỉ có mỗi đứa con nít là con dì mới 10 tuổi tên là Kim Chi, con nhóc ngoan ngoãn, ngoài ra còn một anh chàng học cấp 3 ở tỉnh một tuần chỉ về thăm nhà một lần.
Một buổi chiều ngồi trông hàng, Nụ đang ngồi gần bàn máy may của dì sửa đồ cho khách, lúc ấy chỉ có hai đứa, à đâu! Còn con chó lông đen xù chân ngắn nằm lim dim dưới bậc thang một cách ủ rũ – thì ngay lúc ấy có một vị khách ghé thăm. Một người phụ nữ trạc hơn 30 tuổi đi cùng một cô gái, chắc là hai mẹ con.
Tôi nhìn qua…
– Cô Ánh đâu hả cháu? Cô muốn sửa chiếc áo dài với may áo sơ mi cho con bé nhà… – Dạ dì cháu bận ạ! Nếu cô không chê, để cháu xem áo dài của em ấy cho được không cô – nàng cười tươi khiến người khách không thể không từ chối. – Em học lớp mấy rồi? – Nụ vừa đo dáng vừa hỏi… – Dạ lớp 10, còn chị? – Ừ chị đi làm rồi em… – Hì bảo sao em thấy chị lạ ghê, hình như chị không phải người huyện này hả? – Đúng rồi em! Chị từ Sài Gòn về.
Người cô ra vẻ hài lòng với cách làm việc và cách nói chuyện của hai người.
Không biết làm gì, tôi lấy đại một quyển sách đọc, ở bên kia 3 người nói chuyện thân mật như thể người thân trong gia đình vậy.
– Anh… anh ơi! – Hở! Gì hả em – tôi giật mình… – Đọc sách mà đầu óc nghĩ đi đâu thế, hay vẫn chưa tỉnh rượu tối qua hả – nàng cười mỉm – lấy hộ em hộp phấn màu với…
Tôi đứng dậy lấy hộp phấn màu mà nàng nói…
– Ai dạy cháu học may thế? Là cô Ánh đúng không? – Không có ạ! Là chị hai cháu… – À ra thế! Vậy chị hai cháu đâu rồi… – Chị cháu bận không về được ạ… – Chị ơi chị may bó sát lại chút nhé hì. – Ừ chị biết rồi. – Nụ vừa trả lời vừa ghi chép lên quyển sổ của dì mình. Em cười nhiều quá…
Trước khi ra về, hẹn ngày quay lại nhận đồ, người cô đó có một hành động lạ, có vẻ như tính hiếu kỳ không thể dồn nén được nữa, bà đưa tay vuốt lên mái tóc em, ánh mắt bà như trìu mến.
– Cháu ơi! Hình như ta có gặp cháu ở đâu rồi thì phải? Ta thấy cháu rất quen. – Đã gặp… Chắc là không phải đâu thưa bác ơi.
Như không để Nụ phải khó xử, người phụ nữ này cũng không dám hỏi gì hơn, gãi đầu lặng lẽ cùng con gái mình ra về – hi, em về nha chị, mong lần sau gặp lại chị quá – con bé vẫy tay…
– Ừ! Em về đi.
Đến khi bóng người dần khuất khỏi tầm nhìn, tôi mới nói đùa…
– Mới gặp mà người ta đã nhận là người quen rồi kìa!:) – Người ta không đùa đâu anh… – Ơ thế trong quá khứ em gặp người đó rồi sao?
Nụ lắc đầu – không! Em chưa gặp bao giờ cả.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: https://truyensexngan.net
Hoa bồ công anh, các tác giả truyện ngôn tình thường dùng nó trong tác phẩm của mình. Hôm đó tôi tiện đường đi qua những bãi hoa dại rồi bứt lấy một nhánh bồ công anh, chắc các bạn cũng hiểu tôi tính làm gì.
– Sao không bay nhỉ? – Tôi ra sức thổi lên những nhánh hạt giống bồ công anh, vậy mà không nhánh nào chịu bay đi. Lạ nhỉ?
Nụ đi cạnh bên – anh đưa cho em xem – nàng nhìn nhánh hoa.
– Em tính làm gì với nó, hay cũng muốn thử thổi xem nhánh hạt giống có chịu bay không hả:)
Nàng không nói gì, thả nhánh hoa rơi tự do xuống một vũng bùn.
Tôi hơi bất ngờ – hoa bồ công anh không chịu bay là có lý do đó anh.
– Lý do ư? Hoa đủ độ nảy mầm thành cây rồi mà.
Không hiểu là do tôi hay vì em, bàn tay em đã đan chặt vào ngón tay tôi, khẽ siết nhẹ. Thương gì đâu!
– Là vì do hoa vẫn chưa muốn rời xa cây mẹ đó anh. Hạt giống đủ lớn và trưởng thành để tự lập nhưng vẫn muốn ở lại vì không nỡ. – Có phải em không đấy? – Thật mà! Bác akiko nói với em như vậy đó. – Vậy thì nhánh hạt mầm đó là những kẻ cứng đầu, chúng không thoát ra được nỗi ám ảnh xa cây mẹ và sợ cả đi xa, sợ va chạm. – Không phải cứng đầu! Chúng sẽ không làm mẹ mình buồn đâu, chỉ là chưa đến lúc thích hợp thôi! Chỉ là cây mẹ vẫn chưa căn dặn hết lời với con của mình thôi.
Giọng nàng như nghẹt mũi.
– Em lại nhớ mẹ phải không? – Dạ!
Về chuyện người phụ nữ kia thì cuối cùng cũng đã có lời giải. Bà là vợ của chủ tịch huyện, có được thông tin hộ khẩu của những gia đình đang cư trú ở đây – tối hôm đó bà xuất hiện bên tay là một quyển sổ dày cộp, đó là một album. Người phụ nữ đã không sai khi nhìn Nụ rất quen. Làm bà nhớ đến mẹ của em cũng đã từng ở đây, chuyện cũ được người cô kể lại, bà chỉ tay về tấm ảnh cũ chụp chung với mẹ em thờ trẻ.
Tôi thấy em cười và hạnh phúc như phát khóc, vì mẹ của Nụ ngày đó cũng chỉ ở đây không lâu rồi lại cùng chồng rời đi, thế vậy mà có điều gì đó mà lại khiến cho người phụ nữ này lưu luyến và nhớ đến cả lần đầu khi nhìn thấy em mà cứ ngỡ như gặp lại bạn cũ, chỉ có điều là trẻ hơn.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: https://truyensexngan.net
Vãng sự…
Một lá thư! – Không có tên người gửi, tôi lấy dao rạch giấy mở ra thấy có một vài tấm ảnh – là Hồng Nhi, 1 tấm là của thời cấp hai, tóc ngắn ghê, tấm thứ 2 là của thời cấp 3, chụp chung với người chị quá cố, tấm thứ 3, hẳn là cô nàng đã biết điệu hơn, Nụ và Nhi mặc váy đen cùng tạo dáng bên nhà thờ đức bà, và tấm cuối cùng trong trang phục của võ phái judo ngày nào, thắt đai trắng, tóc búi cao, đôi mắt long lanh đầy tự tin nhìn thẳng vào ống kính.
“Tôi đi đây! Cho tôi gửi lời chào đến Thảo Dương nhé, mọi người ở lại bình yên! Anh nhớ đọc hết sách ngày trước tôi kể nhé, nếu có quay về, nhớ kể nội dung tôi biết đấy, vì tôi cũng chưa đọc hết. Còn nữa. Cảm ơn và xin lỗi vì tất cả”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Thời học sinh oanh liệt |
Tác giả | Chưa xác định |
Phân loại | Chưa phân loại, Truyện sex dài tập, Truyện teen |
Ngày cập nhật | 21-07-2024 08:14:19 |