Hồi ký – Cuộc sống trong tù
Trận mưa to khiến những thằng tù bị đánh thức, ngác ngơ…
Thấy tôi ngồi trầm ngâm. Một bạn tù “trách nhiệm” hỏi:
– Không ngủ được hả mày? Trời mưa to quá, không biết lúc này ở nhà có ai bị đánh thức như tao với mày thế này không?…
– “Ở nhà có ai bị đánh thức như tao với mày thế này không” ư?… Sao mày lại hỏi cái câu hỏi như xát muối vào lòng tao như thế này cơ chứ?…
– Còn thuốc lào không?
– Còn
– “Báo nhân dân” hay “báo thể thao”?
– Nhân dân
– Vậy tốt. Mày đưa đây tao quấn một điếu…
Tôi cầm dải giấy đã được xé sẵn từ tờ báo “nhân dân”, sở dĩ tôi hỏi giấy quấn thuốc lào là xé từ báo “nhân dân” hay báo “thể thao” là vì giấy của báo “nhân dân” mỏng, dễ quấn và sẽ ít độc hại hơn các loại giấy báo khác.
Tôi tự mình quấn một điếu thuốc nhỏ đủ để cho vài người hút, trong tù tôi cũng đã tự học cách quấn thuốc, để những lúc thế này có thể tự “bem” lấy mà không càn phải nhờ “xe” (thường thì có những thằng “xe” chuyên phục vụ “điếu đóm”, bưng bê)…
Tôi “bập” trước, rít thật sâu. Phê lòi… Tôi cố giữ thăng bằng nhưng cũng không được, người tôi từ từ “hạ” xuống “mà”, tôi thấy trần nhà quay tít… Đêm hôm hút thuốc lào kinh thật.
Hồi đầu lên đây tôi cũng không hút đâu, nhưg rồi sau cứ chan chán nên mỗi ngày cũng “làm” một hai “phát”. Kể cũng buồn cười thật, có những lúc thuốc lào bị hết do trại “làm chặt” vì có đoàn kiểm tra vào, lúc ấy tư dưng tôi thèm được hút (có lẽ cũng là từ tư tưởng thôi) mà không có, thế là cũng “a dua a tòng” bức xúc giống anh em, người cứ “nhấp nha nhấp nhổm”… Lúc đó tôi bảo với lũ tù: Mịa nó chứ, sau này tao về, tao sẽ mua cả cân thuốc lào để trong phòng hút cho nó… sướng. Nhưng nói vậy thôi, chứ khi về tôi cũng xin chắp tay “vái cả nón” cái món “sâu kèn” ấy.
Gần sáng, tôi cố gắng ngả lưng một tí, nhưng vừa chợp mắt thì bỗng giật mình vì tiếng gào thét, tiếng gọi tên nhau í ới…
– Anh em ở lại may mắn nhé… Tôi đi “trả án” đây…
– L… ơi… Nhắn nhà anh là anh “đi” rồi nhé…
– Cố gắng nhé anh ơi…
– “Đi” mát mẻ…
Bên kia dãy giam chẵn là tiếng phụ nữ gào khóc đến lạc cả giọng…
– Con ơi… con…ới… mẹ… “đi”… mẹ… “đi”…
Tôi vùng nhỏm dậy, thì ra là tiếng kêu, tiếng gào thét của những kẻ bị án tử hình đang chuẩn bị được đưa ra trường bắn…
Trời vẫn mưa rất to…
Tôi nhổm hẳn lên song sắt nhìn xuống… Phía dưới là Thân “dái cá” và Nam “cu chính” đang lê lết… Tiếng xích sắt dưới chân va đập loảng xoảng… Thân “dái cá” đang cố rướn người ngoái lại phía những dãy buồng giam… Chẳng biết khoảnh khắc cuối cùng của đời một con người sẽ thế nào khi biết chỉ một lát, một lát nữa thôi, sẽ có những loạt đạn lấy đi của họ mạng sống… Nam “cu chính” không còn bước nổi, đôi chân hắn như cố níu lấy mặt đất, hắn bị ốp hai bên bởi năm sáu “chú” công an…
Tiếng phụ nữ gào khóc phí bên dãy chẵn vẫn văng vẳng như xé ruột… Tôi không biết tên, nhưng có lẽ chị ta phạm tội buôn bán ma tuý…
Vậy là sáng nay, một ngày thứ 7 mưa gió, có tới ba phạm nhân phải đi thi hành án tử hình…
Tôi lặng người đi rất lâu bên song sắt…
Tử hình, đó là hình phạt dành cho những bị án phạm trọng tội. Tư tưởng họ hầu như đã xác định là phải chết, thế nhưng đa phần cứ đến những giây phút cuối cùng thế này, phần NGƯỜI trong họ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Án tử hình bao giờ cũng được thi hành vào buổi sáng sớm, những người bị án tử hình biết điều đó, nên họ sợ nhất là cái giây phút có tiếng mở cửa lúc 4 – 5 giờ. Họ thường chỉ ngủ vào ban ngày vì có lẽ chỉ có ban ngày mới cho họ được một giấc ngủ “yên tâm” nhất. Ban đem họ sẽ thức, thức và chờ đợi…
Nhiều đêm nghe tiếng tử tù kêu than, rồi hát… nghe ai oán lắm…
Sau khi được đưa ra khỏi “ca” (phòng biệt giam dành riêng cho tử tù), bị án sẽ được đưa đến một căn phòng chung bên ngoài, lăn tay, chụp ảnh, xác định đúng người đúng tội, sau đó sẽ nghe đại diện viện kiểm sát và toà án đọc quyết định thi hành án.
Trước khi đi bắn, phạm nhân được một đặc ân, đó là được ăn một bát phở (cháo hoặc xôi…), hút một điếu thuốc và viết thư về cho gia đình… Tuy nhiên cũng chẳng có mấy phạm nhân đủ bình tĩnh mà ăn uống được gì vào cái thời khắc đó…
Kết thúc các thủ tục, phạm nhân bị dẫn giải ra xe chuyên dụng (tay bị còng, chân xích) để ra pháp trường. Tại pháp trường, những huyệt mộ đã được đào sẵn, những bị án sẽ bị buộc chặt vào một cái cột, bên cạnh có quan tài gỗ, bị bịt mắt…
Sau tiếng lệnh đanh gọn, một loạt tiếng nổ vang lên, tử tù gục đầu xuống, cuối cùng là một phát đạn gọi là “nhân đạo” nhằm tránh đau đớn khi chưa chết hẳn, do một vị chỉ huy dùng súng ngắn bắn xuyên qua thái dương.
Cuối cùng là pháp y làm việc, xác định hoàn tất thủ tục thi hành án…
Những kẻ bị án tử hình có một bài hát nghe rất thê lương (dựa theo bài gì đó mà: Tôi xa Hà Nội, năm lên 16, khi vừa biết yêu… ấy):
“Hôm nay đẹp trời, anh ra trường bắn, nơi ngoài gốc đa, tay anh bị còng, chân anh bị xích, đưa ra Cầu Ngà. Hoả Lò ơi thế là anh sắp đi xa, thế là anh sắp ra ma… Em yêu ơi anh sẽ không trở về… Ca 3 ơi anh sẽ không trở lại… Còn đâu nữa ước mơ của ngày xưa…
Năm viên đạn đồng, xuyên qua thân xác, thân thể nát tan… Thêm viên đạn đồng, xuyên qua màng óc… Anh ra ma rồi…
Hoả lò ơi… Thế là anh đã đi xa… Thế là anh đã ra ma…”
Vậy là người bạn tinh thần tốt nhất của tôi – giấc ngủ ngon đêm qua đã không đến. Tôi bị ám ảnh quá nặng nề về hình ảnh của những kẻ tử tù. Tôi thao láo đôi mắt, trời vẫn còn mưa lất phất, tôi cứ nằm như vậy cho đến khi ngoài trời, ánh sáng được vén lên. Những cành lá dưới mưa mọi khi chúng tươi vui hớn hở, vậy mà hôm nay tôi thấy chúng như đang nhầu nhĩ, ủ dột… Giờ này ngoài trường bắn, những kẻ đi thi hành án chắc đã mồ yên mả đẹp… Thôi thì cầu trời phù hộ cho họ siêu thoát, kiếp người đã qua rồi, mong cho ở thế giới phù du họ sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Dù sao thì họ cũng đã phải đền tội, họ đã trả được phần nào tội lỗi mà họ đã gây ra…
Buổi tối, những kẻ yêu quý tôi hướng đến tôi với sự chia sẻ. Một thằng đàn ông với những cá tính mạnh mẽ như tôi thế mà giờ đây bỗng trở lên nhu nhược. Ở ngoài xã hội, có xa nhau cả tuần tôi cũng chẳng bao giờ có cảm giác này, thế mà… giờ đây tôi cứ chới với trong bể sầu như thế này là sao?…
Hôm nay bữa ăn tối của tù trở thành “bữa tiệc” sinh nhật dành cho em, tất cả gửi lời chúc sinh nhật đến tôi như thể hôm nay chính là ngày sinh nhật của tôi vậy. Tất cả từ trên xuống dưới hôm nay được ăn những thứ ngon nhất mà buồng có (tuy nhiên lớp bên dưới vẫn bị giới hạn), tất cả được hút thuốc lào (kể cả dân). Tôi cảm ơn vì anh em đã dành cho tôi những tình cảm này.
Trong môi trường tù, để có được sự ưu ái như thế này là rất hiếm. Tôi là kẻ không thích gây thù chuốc oán với ai. Tôi sống thoải mái tối đa có thể với tất cả những suy nghĩ của mình. Tất nhiên rất khó tránh khỏi việc có người nọ người kia, xã hội còn thế nữa là môi trường tù này. Tôi nghĩ sẽ có những người không thích tôi, nhưng nếu có, thì đó cũng chỉ đơn giản là sự không thích do ghen ghét đố kị mà thôi…
Đêm văn nghệ được bắt đầu với lời cảm ơn của tôi
– Trước tiên, xin được cảm ơn anh em trong buồng đã ưu ái và dành những tình cảm tốt cho tôi. Đêm nay, có lẽ là một đêm rất đặc biệt. Chúng ta sẽ hát, không phải cho tôi, cho bạn tôi, mà cho tất cả các anh em ở đây, những người có gia đình, vợ con, người yêu đang trông ngóng chúng ta ở nhà… Chúng ta sẽ hát để mà khát khao sống, khát khao sớm trở về với những người thân yêu ấy… Trước tiên tôi xin được hát một bài, gửi đến tất cả những người mẹ thân yêu của chúng ta ở đây, bài hát mang tên “Trở về với mẹ ta thôi”…
Không gian lắng xuống, chờ đợi… Giai điệu bài hát da diết vang lên…
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Gió lùa khung cửa bên song
Mắt mẹ khô lệ mỏi mòn nhớ thương
Chiều ra đầu ngõ để chờ
Tóc bay trắng xoá bên bờ tịch liêu
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn tóc mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng trời
Trở về với mẹ ta thôi
Cả buồng lắng xuống sau khi tôi kết thúc bài hát. Những tiếng đề nghị “tiếp đi, tiếp đi” vang lên…
Tôi chậm rãi…
– Và sau đây là một bài hát dành tặng cho tất cả chúng ta… Một sáng tác của NS Trịnh Công Sơn, bài hát: “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”…
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://truyensexngan.net
Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai, là ai, là ai
Mà yêu quá đời này.
Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên.
… Bạn đang đọc truyện Hồi ký – Cuộc sống trong tù tại nguồn: https://truyensexngan.net
Những ánh mắt bâng quơ, những khuôn mặt héo hắt, miên man… cứ chạy theo xúc cảm của từng câu hát…
Trong buồng giam hầu như không có một tiếng động, nhưng ở một góc nào đó tôi lại có thể cảm nhận được những tiếng thở dài…
Kết thúc chương trình văn nghệ, tôi có kể một câu chuyện với anh em tù, một câu chuyện của cuộc đời… Câu chuyện của một kẻ lỡ sa chân và bị vợ con phản bội, người vợ ra đi với một chân trời mới, mang theo đứa con, là kết quả của một tình yêu tưởng như chẳng có gì có thể chia cắt…
Câu chuyện khiến cho nhiều người cảm thấy chạnh lòng chua chát. Tù vẫn có một câu mà mỗi lần đọc lên nghe đến là khốn nạn:
“Anh đi nước ngoài bao năm em cũng đợi/ Anh đi tù chỉ một tháng em cũng… đéo chờ”…
Thế đấy, đời cứ thế đấy.
Thôi em đi đi chẳng còn gì
Cố gắng níu kéo để làm chi
Cho nhau bao nhiêu là cay đắng
Đã mất hết đi niềm tin
Hối tiếc cũng vậy thôi
Những lúc ta khó khăn muộn phiền
Có thấy bóng dáng em nào đâu
Em đang quay lưng tìm vui mới
Nên say sưa bên tình nhân
Chẳng cần tim ta nữa
Giờ thì cuộc đời đã đổi thay
Em đi đi hết thật rồi
Quay về để làm chi
Dù cuộc đời này chặng đường ta đang đi qua
Dẫu đắng cay ta vẫn không lùi bước
Để rồi một ngày gặp lại nhau
Em sẽ thấy với đôi tay ta cũng vẫn làm nên
Cuộc đời này nào ngờ được đâu
Như khi xưa với những gì người dành cho ta đó
Với lũ tù đầu, tôi rất hiểu, có khá nhiều hoàn cảnh éo le đặc biệt dẫn đến việc họ phải vào tù, có nhiều người có trình độ học vấn cao, có nghề nghiệp rất đàng hoàng… Vì thế, câu chuyện của tôi kể ra cũng là để cho họ tỉnh táo, dám chấp nhận tất cả (những gì đã và sẽ xảy ra), tôi mong khi trở về, họ sẽ mau chóng quên đi quãng thời gian u ám này để mà làm lại…
Thời gian đầu tôi bị đưa lên Hoả Lò, thỉnh thoảng tôi nhận được những bức thư (“thư dịch vụ”) thấm đẫm nước mắt của nàng. Nàng kể cho tôi những ngày kinh hoàng đầu tiên khi nàng biết tin, nàng suy sụp, không ăn, không ngủ… Hàng ngày nàng cứ lang thang, vô định, và hầu như ngày nào nàng cũng đến và đứng trước cửa trại giam… Nàng nói nàng hy vọng vài hôm tôi sẽ được về, hoặc cùng lắm thì cũng chỉ là một tháng…
Vậy mà thời gian chờ đợi của nàng cứ kéo dài, kéo dài mãi… Trong thư nàng viết cho tôi, nàng nói: “Anh thương yêu, ban ngày em khóc, đêm em cũng khóc, em sẽ khóc và chờ đợi, chờ đợi đến khi nào anh về thì thôi…”…
Ừ, có ai mà cầm lòng được khi nhận những lá thư như thế cơ chứ. Cái cảm giác quẫn bách, thèm khát tự do luôn luôn giày xéo lên tâm can của tôi… Và chắc hẳn những thằng tù đầu, thằng nào cũng thế cả…
Tôi đã ghi nhận tất cả những tình cảm ấy của nàng, tôi tự hứa với lòng mình rằng khi được tự do, tôi sẽ bù đắp lại cho nàng thật nhiều… Nhưng, hỡi ôi, cái cơ hội “bù đắp” đó đã chẳng bao giờ đến được với tôi nữa… Đến tháng thứ năm tôi bị tạm giam thì nàng cũng bắt đầu “mất tăm, mất tích”…
Tôi bị gọi ra buồng quản giáo, tôi linh cảm có một chuyện gì đó không hay khi nhìn thấy vẻ mặt hằm hằm của hắn…
Vào trong phòng, tôi lặng lẽ ngồi xuống, cũng không dám hỏi, tôi chờ đợi trong lo âu… (Việc phân biệt giữa quản giáo với tù ở đây còn được thể hiện như thế này, khi tù gặp quản giáo thì phải ngồi xổm, khoanh tay, cách vị trí ngồi của quản giáo vài mét. Úi giời, quản giáo ở đây cứ phải gọi là vô cùng oách, oách với… tù)…
Tôi vừa ngồi xuống, tay quản giáo rút ngay quả “cặc ngựa” treo trên tường xuống ném lên bàn.
Chết mẹ rồi, hắn lấy “cặc ngựa” để phang mình đây, mình có làm gì sai đâu nhỉ???…
– Anh có biết tôi gọi anh ra đây có việc gì không?
– Dạ, thưa “thầy” con không biết
– Đụ mẹ… Có thật là không biết không?
– Dạ… con không biết gì thật mà…
Tay quản giáo với lấy cái “cặc ngựa”, hắn gồng tay nắm chặt lấy cái cán, mặt đỏ gay, đứng dậy…
– Được rồi, để “bố” cho mày biết thế nào là “không biết”…
– Dạ thưa “thầy” khoan đã. “Con” xin được nói trước khi “thầy” đánh “con”… Nếu “con” có lỗi “con” sẵn sàng xin chịu mọi hình thức kỷ luật của “thầy”, “con” chỉ muốn biết lý thôi?
– À, được, để cho mày “tâm phục, khẩu phục” luôn. Việc cho mày sang buồng khác cắt tóc, tại sao mày dám “thông cung” cho thằng NCT…?
– Dạ thưa… Thế thì “con” dám khẳng định là “con” bị oan, con chưa bao giờ làm việc đó cả.
– Có thật là mày không “làm” không?
– Vâng.
– Chỉ có mày sang buồng đó, thế mà khi mày về, hai thằng nó lại nhắn gửi được cho nhau?
– Dạ, con không làm, “thầy” cứ cho gọi chúng nó ra hỏi thì sẽ “ra” ngay.
– Được rồi… Mày cứ chờ đấy, tao sẽ cho gọi chúng nó ra.
Thật ra, sự việc cũng chẳng có gì, số là thời điểm này, tôi hay được “bon” đi cắt tóc cho tù. Trước khi vào đây thì tôi cũng có biết cắt tóc là gì đâu, chẳng là hôm ấy chủ nhật, tay quản giáo đưa vào buồng cái “tông- đơ” và bảo thằng “trực buồng” cho anh em cắt tóc, trong buồng không có ai biết cắt, thế là chúng nó lôi ngay tôi ra, lấy lý do tôi là dân mỹ thuật, chắc khéo tay và cắt được.
Chúng nó “đầu tư” cho tôi mấy thằng “dân” để làm “thí nghiệm”… Hô hô, hai thằng đầu tiên tôi “phay” cho cứ gọi là “ruộng bậc thang” trên… Cao Bằng cũng phải gọi bằng… “tại ka”.
Thằng “trực buồng” cười ằng ặc :
– Đụ mẹ… mấy thằng này thế là đẹp lắm rồi… thôi cút mẹ mày về chỗ đi.
Rồi nó quay sang tôi
– Ông cứ tiếp đi, vài quả “dân” nữa là ngon ngay, chúng nó cần đỡ dài, đỡ vướng víu chứ cần đéo gì đẹp.
Cũng là tại cái “tông-đơ” lâu ngày không dùng nên nó không trơn, cắt nó cứ “nhai” tóc nên mới thế, chứ mắt tôi cũng đâu đến nỗi có “đờm”.
Sau khi được tra mấy giọt D.E.P (thuốc chữa ghẻ), con “tông-đơ” trơn tru hẳn… Tôi bắt đầu sự nghiệp của một… “nhà tạo mẫu tóc” trong tù.
Mà hình như là tôi có cả… năng khiếu cắt tóc thì phải. Sau mươi “quả đầu” “trình” của tôi nâng lên rõ rệt… “Tiếng lành đồn… gần”, các buồng khác xin “thầy” cho tôi sang buồng họ, giúp cắt tóc cho anh em. Và đó là lý do tôi sang các buồng khác (tôi cũng thích như thế, vì được “bon” đi chơi, được “lao động”… nó cũng đỡ “cuồng người” lên, thời gian thì “trôi” nhanh hơn)
Quay lại với vệc tôi bị quản giáo gọi ra. Đúng là tôi có nói chuyện với cái ông NCT… đó thật, ông ta là một trong những “giám đốc lừa” có tiếng (lừa dự án cả trăm tỉ đồng), nó phức tạp ở chỗ là từ khi bị bắt, ông ta đã cắt động mạch ở tay tự tử một lần rồi, thế nên ông ta là trường hợp đặc biệt để quản giáo theo dõi, nếu quản giáo mà để ông ta tự tử chết thì quản giáo sẽ bị “bắn” rụng ít nhất là hai “hạt” (2 sao trên quân hàm). Bảo sao mà thái độ của tay quản giáo với tôi lại… kinh như thế.
Sau khi bọn họ bị gọi ra, nguyên nhân đã được làm sáng tỏ, thì ra “lỗi” xuất phát từ một thằng đánh nhau bên buồng đó bị chuyển sang buồng tôi. Chúng nó “vô tình” tỉ tê cho nhau nên mới “hóng” được tí nọ tí kia.
Cuối cùng thì vẫn là tại “rích”. Mẹ kiếp, chúng nó thấy mình “nói chuyện” thế là chúng nó “bẩm báo” ngay mình là “nghi can” số một. Mẹ nó chứ, suýt nữa thì bị ăn “cặc ngựa nấu chua cay” no.
Sau khi được “minh oan”, tay quản giáo cho tôi về buồng trước, trên đường về buồng hắn ta tỏ vẻ tử tế, rút cho tôi một điếu thuốc và “căn dặn”:
– Vào buồng có gì thì “báo” cho tôi nghe chưa?
Tôi vâng, nhưng mà mẹ nó chứ, nó cho mình một điếu thuốc mà định gạ mình làm “rích” mới kinh. Nói xin lỗi chứ… “Bố cứ dí… vào… ” – Bực cả mình.
Thời gian này dù sao vẫn là thời gian mới của tôi ở đây, cho nên dù tôi đã được “nâng đời” nhưng vẫn còn bị “hạn chế” với quản giáo nhiều, kể cả việc tiếp xúc. Mãi đến một hai tháng sau tôi mới được quản giáo “biết đến” nhiều hơn và lúc ấy tôi cũng có một cuộc sống dễ chịu hơn hẳn.
Nhưng, càng sống thoải mái bao nhiêu (tất nhiên là thoải mái so với tù thôi), tôi càng cảm thấy đau lòng. Nhìn xuống dưới, trong mấy chục mét vuông buồng giam này thôi, là biết bao cảnh khổ, là biết bao cuộc đời cay đắng. Tôi nhìn thấy và thấu hiểu hơn ai hết “nỗi nhục làm người mà không được làm người” (mất quyền công dân) ở đây là gì. Có lẽ nếu tôi viết những trang viết này theo góc nhìn của chính những con người bị “đoạ đày” ấy, thì có lẽ nó còn lột tả hơn được một cách sinh động nhất.
Tôi may. Ừ, đúng là có may. Nhưng cái sự “may” này để làm gì nào? Bớt được tí “tởm lợm” nào hay tí ấy ư? “Giữ được mình” để trở về ư?… Ai cũng mong như vậy. Nhưng có đôi khi tôi muốn “phá phách” muốn được đánh, muốn bị đánh, muốn bị hành hạ vì cái tội “tự mình làm khổ cuộc đời mình”.
Hồi mới bị tạm giữ ở quận, có lúc tôi như phát điên, mọi công văn giấy tờ, hợp đồng ở ngoài bị đình trệ (tôi là người sở hữu 80% vốn góp ở cty và có quyền quyết định hầu hết công việc), tôi lo lắng không biết những công việc ở cty sẽ ra sao? Tôi lo lắng không biết bố mẹ tôi sẽ thế nào?. Lúc ấy người nó “rồ” lắm. Chán nản đến cùng cực. Chính vì lẽ đó mà tôi đã “nhờ vả” một vị có “chức sắc” ở quận “giúp đỡ”, tạo điều kiện cho tôi. Tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ “giá” nào miễn là được trở về (lúc ấy tôi nghĩ rất đơn giản).
Lúc ấy tôi được “tạo điều kiện” làm cái chân “tự giác” bên ngoài, chia cơm cho anh em, thỉnh thoảng “bon” ra phòng quản giáo làm ấm chè uống. Nhưng nỗi đau đáu “trông ngóng” ra bên ngoài thì chưa giây phút nào là không day dứt.
Chính vì sự sốt ruột thái quá mà tôi liên tục tìm cách viết thư ra ngoài.
Hôm ấy tôi viết hai lá, một cho gia đình (hướng dẫn cách thức tiếp cận và “chạy” ai thì “đúng cửa”) và một cho người yêu, mỗi lá thư được viết trên một tờ giấy gói lương khô và được tôi nhét giấu cẩn thận vào cạp quần (đã được rạch một khe để giấu đồ vi phạm), tôi phải giấu vì ở quận bọn tôi cũng bị “đập buồng” liên tục. Tôi định chờ đến tối, sẽ nhờ một vị quản giáo quận “đưa giúp” về hộ tôi (300 nghìn/ 1 thư).
Nhưng…
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Hồi ký – Cuộc sống trong tù |
Tác giả | Chưa xác định |
Phân loại | Chưa phân loại, Truyện sex dài tập, Truyện Tết |
Ngày cập nhật | 07-07-2024 04:17:46 |